Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Gia sư có vai trò như thế nào đối với việc học tập của con cái chúng ta?


Cho con học Gia sư sao cho hiệu quả? Đó luôn luôn là câu hỏi phải suy nghĩ đối với các bậc phụ huynh có con em đang theo học phổ thông. Việc này cũng quyết định đến việc các bậc phụ huynh có tìm kiếm một Gia sư về kèm riêng cho con mình không.Nhiều bậc phụ huynh luôn đau đầu về việc học tập của con cái và đặc biệt là kết quả lúc nào cũng ở “khu vực” nguy hiểm. Cha mẹ nào mà không muốn con mình học giỏi, tiến bộ vì thế nhiều bậc phụ huynh không tiếc gì tiền của để cho con mình theo học thêm tại các trung tâm bên ngoài hoặc là tìm một gia sư có trình độ về dạy riêng. Đối với việc tìm Gia sư để kèm riêng cho con mình thì không phải cứ bỏ tiền để tìm gia sư hoặc tâm sự, chia sẻ với Gia sư về tình hình học tập hoặc tính tình của con mình thì Gia sư có thể giúp con mình tiến bộ lên được.Tôi khuyên các bậc phụ huynh cũng cần có cái nhìn chính xác và rõ ràng về ảnh hưởng của người Thầy Gia sư đối với việc học tập của con cái chúng ta như thế nào. Đừng quá bi quan cũng như đừng có hy vọng cao quá đối với Gia sư. Vì sự tiến bộ trong học tập của con cái chúng ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất lượng đào tạo của trường, sự quan tâm, động viên của gia đình, kết quả học tập của đám bạn con mình hay chơi, hay như cái quan trọng nhất là tính cách và thái độ của con chúng ta đối với việc học như thế nào - có đam mê và thích thú hay không? hay chỉ là học để khỏi bị “la rầy”. Và Gia sư chỉ là một phần nhỏ trong những thành tố nêu trên, nếu như người Gia sư có giỏi đến mấy mà những điều kiện khác ở mức độ thấp thì khó mà thay đổi được tình hình học tập của con chúng ta một sớm một chiều được, nhưng nếu như tất các các yếu tố kia rất tốt thì một gia sư tốt chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc học của con bạn.Vì thế, bên cạnh việc tìm kiếm một Gia sư chất lượng thì các bậc phụ huynh cũng cần phải quan tâm đến những yếu tố xung quanh cuộc sống hằng ngày của con cái chúng ta, và đặc biệt là phải tạo nên một niềm tin ở con cái chúng ta, để chúng biết và hiểu rằng chúng ta - những bậc làm cha, làm mẹ luôn chăm lo và lo lắng cho chúng. Ví dụ thay vì la rầy thì chúng ta hãy biết cách lắng nghe, chia sẻ và nhẹ nhàng định hướng cho chúng, đôi khi sự im lặng cũng là một cách để giải quyết vấn đề nếu như trong lúc giận dữ chúng ta kịp suy nghĩ giữa việc la rầy và im lặng một lúc thì cái nào sẽ làm tình hình tốt hơn hoặc tệ hơn. Và chúng ta luôn nhớ rằng:“Chúng ta là những bậc làm cha, làm mẹ, đối với con cái, chúng ta phải biết kiên nhẫn, phải biết “chịu thiệt”. Ai ai cũng đều mong muốn con cái chúng ta tốt hơn vì thế đừng làm điều gì trong lúc nóng giận mà sau này chúng ta nghĩ rằng nó không cải thiện được điều gì tốt hơn mà lại làm xấu thêm tình hình”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét