Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Dạy môn tự nhiên bằng tiếng Anh: Khó cả thầy lẫn trò

Dạy môn tự nhiên bằng tiếng Anh: Khó cả thầy lẫn trò
Từ năm học 2011-2012, trường chuyên THPT sẽ áp dụng dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh.
         Dù ủng hộ, nhưng nhiều trường rất lúng túng khi chưa có lộ trình rõ ràng, bên cạnh đó trình độ tiếng Anh của cả giáo viên lẫn học sinh hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.
                        
         Theo Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên và Đề án dạy ngoại ngữ các trường trung học của Bộ GD&ĐT, trường THPT chuyên sẽ dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Trước tiên, năm học 2011-2012 dạy bằng tiếng Anh môn Tin và Toán, sau năm 2015 là các môn Lý, Hóa, Sinh.
         Mục tiêu đến năm 2020, có 50% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí của Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu. Hiện Bộ GD&ĐT đang biên soạn tài liệu giảng dạy bằng tiếng Anh, hè năm 2011 sẽ tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy tiếng Anh môn chuyên. Giáo viên trường chuyên cũng được đào tạo, tập huấn trong và ngoài nước.
Trình độ tiếng Anh của giáo viên và học sinh liệu đã đáp ứng được khi thực hiện đề án này?
         Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo về phương pháp dạy Toán bằng tiếng Anh với sự tham dự của đại diện 42 trường THPT. Tại đây, các chuyên gia Australia đã trình bày phương pháp dạy Toán bằng tiếng Anh một cách hiệu quả tới học sinh. Đại diện các trường đồng tình với chủ trương dạy bằng tiếng Anh, nhưng nhiều ý kiến cho rằng khó thực hiện, bởi chất lượng tiếng Anh của cả giáo viên lẫn học sinh còn nhiều hạn chế dẫn đến khó khăn cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài giảng.
Ông Đỗ Bá Khôi, Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam cho biết: "Trường cũng tán thành với chủ trương này. Do có điều kiện tốt, nên tôi nghĩ sẽ không nhiều khó khăn khi triển khai. Hiện nay trường có 7 giáo viên có thể dạy Toán, Tin bằng tiếng Anh.
Tiếng Anh của học sinh khá tốt và đồng đều, được kiểm chứng qua các chuyên gia nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên theo tôi, có nhiều trường sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là ở các tỉnh. Thậm chí ở Hà Nội cũng có trường chuyên phải hạ điểm môn tiếng Anh xuống còn 2,5/10 mới đủ chỉ tiêu tuyển sinh".
         Ông Khôi cũng cho biết thêm: "Cách thức triển khai, kế hoạch cụ thể thế nào đến nay cũng chưa rõ để chuẩn bị làm cho tốt, bởi mới chỉ được biết theo thông báo của Bộ. Theo tôi, cần phải có giáo trình chuẩn và triển khai sớm, tránh thụ động dẫn đến kém hiệu quả. Hơn nữa, việc dạy các môn bằng tiếng Anh chỉ nên khoảng 10-20% số giờ của môn. Không nên dạy cả môn, gây khó khăn cho học sinh và chắc chắn bị phụ huynh phản đối".
         Ông Thái Văn Bình, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội) cho rằng: "Khó khăn nhất nằm ở đội ngũ giáo viên. Hiện số giáo viên giàu kinh nghiệm trong trường thì đã luống tuổi, nên khả năng tiếng Anh còn nhiều hạn chế, nhất là ở khâu truyền đạt. Ở độ tuổi từ 40-50 tuổi, nếu có bồi dưỡng tiếng Anh thì coi như ôn lại từ đầu. Giáo viên trẻ khá về ngoại ngữ thì kinh nghiệm lại ít, phương pháp giảng dạy còn hạn chế. Trình độ tiếng Anh của học sinh cũng là một trở ngại cho việc dạy và học các môn bằng tiếng Anh".
         "Phiêu lưu" với tiếng Anh
         Nhiều học sinh trường chuyên khi được hỏi rất hào hứng với cách học mới, nhưng lại khá e dè với vốn tiếng Anh của mình. Đỗ Trường Giang (lớp 11 chuyên Tin, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) cho biết: "Em thấy sẽ khó cho cả học sinh lẫn giáo viên.
"Tôi thấy Đề án trường chuyên chỉ phục vụ "nhà giàu", nhiều cái thực hiện mà mục đích không rõ ràng như dạy các môn bằng tiếng Anh... Đầu tư hệ thống trường chuyên hàng nghìn tỷ đồng, xây những ngôi trường hiện đại hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng, rồi đưa nhiều giáo viên sang nước ngoài đào tạo về để dạy các môn bằng tiếng Anh... tốn kém, lãng phí. Còn ở các trường nông thôn, miền núi khó khăn đủ bề, mỗi trường đầu tư chỉ một vài tỷ đồng thì cũng đã có trường lớp sạch sẽ, khang trang, các em đỡ bị thiệt thòi".
GS Văn Như Cương
         Bởi hiện nay trình độ tiếng Anh của học sinh còn có hạn, cấp học phổ thông chủ yếu nắm vững ngữ pháp, giao tiếp. Nếu dạy tiếng Anh các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học có thể không khó ở những phần học thấp, nhưng nếu học nâng cao chắc chắn khó tiếp thu. Hiện chỉ các bạn được du học từ nước ngoài về may ra mới đủ năng lực để tiếp thu bài dạy bằng tiếng Anh".
GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh thẳng thắn: "Đây là một cách làm rất "phiêu lưu". Trước hết, chúng ta phải chỉ ra rằng dạy các môn bằng tiếng Anh để làm gì? Ở môn Toán, tôi thấy không hợp lý chút nào. Mỗi một định nghĩa, khái niệm... tôi phải dạy đi dạy lại bằng tiếng Việt mà nhiều học sinh còn không hiểu, yêu cầu thầy giải thích rõ hơn... huống chỉ nói tiếng Anh, biết diễn tả thế nào để các em hiểu.
         Hay tiếng Việt rắc rối khó hiểu nên mới phải dùng tiếng Anh cho dễ hiểu? Tôi nghe nói rằng đề án này để phục vụ các em trường chuyên đi thi học sinh giỏi quốc tế. Tôi e rằng quá lãng phí, thi quốc tế đâu có sử dụng tiếng Anh để làm bài. Nếu trình độ, năng lực của thầy và trò đều không tốt về tiếng Anh, tôi nghĩ kết quả sẽ ngược lại khi các em sẽ vừa kém về Toán mà cũng không khá hơn về ngoại ngữ".
Quanh việc dạy môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh tại các trường chuyên THPT, ông Thái Văn Bình cho rằng: "Muốn làm tốt, phải có lộ trình rõ ràng. Điều quan trọng là phải nâng cao trình độ tiếng Anh của học sinh, đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm dạy các môn bằng tiếng Anh. Số tiết đưa vào dạy cũng phải phù hợp.
Bởi hiện nay khi lịch học các môn chuyên hầu như kín, thì việc sắp xếp thêm giờ dạy bằng tiếng Anh sẽ rất khó. Bây giờ thực hiện có "ép" học sinh học thì kiểu gì cũng xong, nhưng chất lượng thì e rằng khó mà đạt được".


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét